Máy ép nhựa hay còn có tên gọi là máy thành hình, máy ép phun, máy ép keo. Chúng được sử dụng phổ biến trong các dây chuyền công nghệ ép phun. Vậy cấu tạo của máy ép nhựa như thế nào? Nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Đón đọc thông tin ngay dưới đây bạn nhé.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy ép nhựa
Máy ép nhựa hoạt động như kiểu cây bơm tiêm. Nhựa ở trạng thái lỏng được bơm vào khuôn để làm đầy lòng khuôn sau đó hệ thống làm mát sẽ làm nguội sản phẩm nhựa sau đó lấy chúng ra.
Cấu tạo máy ép nhựa
Máy ép nhựa bao gồm 2 thành phần chính là phần kẹp khuôn và phần phun nhựa.
- Phần kẹp khuôn: bao gồm phần kẹp khuôn cố định và phần kẹp khuôn di động. Phần kẹp khuôn cố định có chức năng kẹp, giữ phần khuôn cố định để khuôn được định vị chính xác nhờ vào vòng định vị trên khuôn và lỗ định vị trên máy. Phần kẹp khuôn di động được dùng để kẹp nửa khuôn phía di động. Phần này di chuyển tịnh tiến theo phương song song với hướng đóng mở khuôn để đóng và mở khuôn trong chu kỳ ép phun, đồng thời được bố trí lói đẩy giúp tác động lên tấm đẩy pin, đẩy sản phẩm ra ngoài.
- Phần phun nhựa là phần sử dụng nhiệt độ để chuyển hoá nhiên liệu nhựa từ dạng rắn sang dạng lỏng, sau đó đẩy nhựa đã nóng chảy vào trong khuôn nhờ áp lực đẩy thông qua hệ thống vít xoắn và vòi phun.
Nguyên lý hoạt động của máy ép nhựa
Bên cạnh 2 bộ phận chính này thì máy ép nhựa còn được bổ sung thêm hệ thống làm nguội, robot hoặc các hệ thống hỗ trợ khác.
Thiết bị này hoạt động như một bơm tiêm mà chúng ta vẫn thường thấy. Nhựa lỏng được bơm vào để điền đầy lòng khuôn, tiếp theo hệ thống làm mát sẽ làm nguội để lấy sản phẩm ra ngoài.
Trước tiên, nguyên liệu được đưa vào phễu chứa, làm nóng chảy bởi các thanh gia nhiệt ở một nhiệt độ thích hợp và chuyển sang thể lỏng. Sau đó, nhựa lỏng được dẫn lên phía trước nhờ trục vít (xoay), trục vít cũng đồng thời lùi về để tạo khoảng trống phía trước đầu phun cho nhựa tràn vào. Nhờ áp lực đẩy của trục vít (không xoay), nhựa nóng chảy được bơm vào khuôn.