Tác hại của rác thải nhựa

Thực trạng rác thải nhựa. Tác hại của rác thải nhựa, Mất bao lâu để rác thải nhựa có thể phân hủy? Biện pháp hạn chế rác thải nhựa

Máy gọng hàng, máy ép kiện, máy li tâm xấy khô, máy băm nhựa, máy tẩy rửa Pet, Máy xào ly tâm, Máy tẩy rửa bọc ni lông, Máy lột vỏ, Nhãn chai ép nhựa, Quạt hút băng tải, máy bơm, Máy xử lý rác, Máy xử lý bọc nhựa, bọc ni lông

0943334779 0973275055

Danh mục sản phẩm

Chi tiết bài viết

Gia tăng các chất thải nhựa là vấn đề vô cùng nhức nhối của toàn cầu, hầu hết ai cũng biết rằng chúng mang đến nhiều nguy hiểm cho nhân loại thế nhưng để hiểu tác hại của rác thải nhựa không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và cách khắc phục hiệu quả.

1.Thực trạng rác thải nhựa.

1.2 Thực trạng rác thải nhựa trên thế giới

Mỗi năm trên thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ túi nhựa, khoảng 40% nhựa được sản xuất ra không được sử dụng đến. Còn riêng đối với Việt Nam, mỗi năm thải ra ngoài môi trường khoảng từ 1,8 triệu tấn nhựa và khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa đổ ra biển. 

Càng ngày, tình trạng sản xuất cũng như tiêu dùng đồ nhựa tăng lên không ngừng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của con người vì thế nếu không có biện pháp để xử lý tình trạng trên chỉ trong vòng một thời gian ngắn toàn cầu sẽ ngập tràn chỉ toàn rác thải. 

1.3 Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam

Theo kết quả đánh giá từ Bộ tài nguyên và Môi trường, thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam vô cùng nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở mức khá cao (chiếm đến 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt). Theo đó, lượng rác thải nhựa tại Việt Nam còn tăng dần theo từng năm, ảnh hưởng rất xấu đến môi trường, thậm chí còn được các chuyên gia môi trường đánh giá là "ô nhiễm trắng" nên cần phải có các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.

1.4 Rác thải nhựa có nguồn gốc từ đâu? 

Có thể bạn cũng biết, rác thải nhựa được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ chính các hoạt động của con người trong sinh hoạt và các hoạt động sản xuất: 

2. Tác hại của rác thải nhựa

Tác hại của việc sử dụng rác thải nhựa là rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi, đa phần chúng chỉ được xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc bị bỏ và thải ra môi trường, thậm chí đốt... sẽ để lại vô vàn nguy hại cho cuộc sống nhân loại. 

2.1. Tác hại của rác thải nhựa đến sức khoẻ con người

Tác hại của rác thải nhựa đến con người rất phức tạp, cụ thể như sau: 

- Chúng bị thải ra môi trừng hoặc bị chôn lấp, theo thời gian sẽ bị phân rã thành những mảnh nhựa với rất nhiều kích cỡ khác nhau như: micro, nano, pico... Những mảnh vi nhựa này sẽ lẫn vào đất, môi trường và không khí...sẽ khiến cho các loài sinh vật biển, chính con người ăn phải, đưa chúng vào cơ thể đe dọa đến sức khỏe. 

- Còn riêng với những loại rác thải nhựa đốt để xử lý, sẽ sinh ra các loại khí độc bao gồm: khí dioxin, furan…sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí gây ung thư. 

- Trong một số loại túi nilon có thể lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất... vì thế khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành các loại axit sunfuric gây ra mưa axit vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người và sinh vật. 

- Đặc biệt hiện nay, có rất nhiều các sản phẩm nhựa kém chất lượng được sản xuất với số lượng lớn, trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh ra BPA - đây là chất độc hại và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người như vô sinh, tiểu đường thậm chí gây ung thư… 

 

2.2. Tác hại của rác thải nhựa đối với sinh vật biển

Không chỉ ảnh hướng đến sức khỏe của con người, rác thải nhựa còn tác động xấu đến các loại sinh vật khác trên trái đất, trong đó ảnh hưởng nghiêm trọng nhất phải kể đến là các loại sinh vật biển. Bởi khi rác thải đổ ra đất, biển sẽ phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học, chúng sẽ làm chết các loại sinh vật biển nếu như chúng không may mắc hoặc ăn phải. 

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ước tính đã có khoảng hơn 100 triệu động vật biển đã chết bởi vì rác thải nhựa. Trong đó: Hơn 260 loài sinh vật biển đã bị vướng hoặc ăn phải rác thải nhựa, trong đó có cả cá voi. 

2.3. Tác hại của rác thải nhựa đến môi trường

Nguy hại của rác thải nhựa không thể không nhắc đến chính là ảnh hưởng xấu đến môi trường: 

  • Rác thải nhựa bị chôn lấp sẽ phân rã thành các mảnh vi nhựa nhỏ, nằm xen bên trong đất, từ đó ảnh hưởng xấu đến nguồn nước ngầm. 
  • Rác thải ở trên rừng núi nếu lẫn trong đất sẽ làm mất kết cấu của đất, lâu dần giảm khả năng giữ nước và gây ra tình trạng xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi.

3. Mất bao lâu để rác thải nhựa có thể phân hủy?

Mỗi sản phẩm làm từ nhựa sẽ có khoảng thời gian để phân hủy khác nhau bởi còn tùy thuộc vào cấu trúc cũng như các loại nguyên liệu làm nên mỗi sản phẩm đó. Thế nhưng, nhìn chung, thời gian để có thể phân hủy nhựa là rất lâu, có thể lên đến 1000 năm.

Một số sản phẩm làm từ nhựa phổ biến trong cuộc sống hàng ngày cùng thời gian phân hủy như sau: 

Sản phẩm nhựa từ nguyên liệu dầu mỏ truyền thống Thời gian phân hủy Các sản phẩm thay thế Thời gian phân hủy
Túi nilon hay bao nhựa mỏng loại thường 10 – 100 năm Túi sinh học phân hủy hoàn toàn 6 – 12 tháng
Túi nhựa dày và dai 500 – 1000 năm Túi sinh học phân hủy hoàn toàn 6 – 12 tháng
Các loại chai nhựa 450 – 1000 năm
Các chai chất tẩy rửa 500 – 1000 năm
Ống hút làm từ nhựa 100 – 500 năm Ống hút sinh học phân hủy hoàn toàn 6 – 12 tháng
Thìa, dĩa làm từ nhựa 100 – 500  năm Thìa, dĩa sinh học phân hủy hoàn toàn 6 – 12 tháng
Cốc sữa chua từ nhựa 100 – 1500 năm
Bàn chải đánh răng 100 – 500 năm
Cốc/ly làm từ xốp 50 – 500 năm
Quần áo 20 – 200 năm
Dây cước câu cá 600 năm
Nắp chai nhựa 100 – 500 năm
Vòng nhựa cố định ở cổ chai 90 năm
Đầu lọc thuốc lá 10 – 15 năm
Tã lót, băng vệ sinh 250 – 500 năm

4. Biện pháp hạn chế rác thải nhựa

Bởi những tác hại mà rác thải nhựa để lại đến môi trường cũng như con người, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức và chủ động từ những hành động nhỏ nhất như sau để hẹn chế rác thải nhựa hiện nay: 

  • Hãy hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ dùng làm bằng nhựa, thay vào đó bạn hãy sử dụng các vật dụng được làm bằng thủy tinh, gỗ, vải.. để sử dụng được nhiều lần cũng như góp phần bảo vệ môi trường.  
  • Phân loại rác thải nhựa từ đầu nguồn một cách nghiêm túc để giúp nâng cao khả năng tái chế cũng như giảm thiểu hiệu quả lượng rác thải ra ngoài môi trường. 
  • Đối với cộng đồng: Cần tuyên truyền và vận động người dân hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa, phân loại rác trước khi đổ. 
  • Đối với các doanh nghiệp, tổ chức: Nên chủ động dùng các loại vật dụng (cốc, túi, ống hút, gang tay) bằng giấy, hay các loại sinh học được phân hủy hoàn toàn. 

 

Tác hại của rác thải nhựa là vấn đề môi trường được toàn cầu quan tâm. Cùng Cơ Khí Thành Tài chủ động và nâng cao ý thức để khắc phục cũng như hạn chế tối đa việc sử dụng cũng như thải chúng ra ngoài môi trường. Vì môi trường xanh, cuộc sống lành mạnh là điều mà mỗi chúng ta đều mong muốn

 

 

Go Top