Máy gọng hàng, máy ép kiện, máy li tâm xấy khô, máy băm nhựa, máy tẩy rửa Pet, Máy xào ly tâm, Máy tẩy rửa bọc ni lông, Máy lột vỏ, Nhãn chai ép nhựa, Quạt hút băng tải, máy bơm, Máy xử lý rác, Máy xử lý bọc nhựa, bọc ni lông

Máy gọng hàng, máy ép kiện, máy li tâm xấy khô, máy băm nhựa, máy tẩy rửa Pet, Máy xào ly tâm, Máy tẩy rửa bọc ni lông, Máy lột vỏ, Nhãn chai ép nhựa, Quạt hút băng tải, máy bơm, Máy xử lý rác, Máy xử lý bọc nhựa, bọc ni lông

Máy gọng hàng, máy ép kiện, máy li tâm xấy khô, máy băm nhựa, máy tẩy rửa Pet, Máy xào ly tâm, Máy tẩy rửa bọc ni lông, Máy lột vỏ, Nhãn chai ép nhựa, Quạt hút băng tải, máy bơm, Máy xử lý rác, Máy xử lý bọc nhựa, bọc ni lông

0943334779 0973275055

Danh mục sản phẩm

Chi tiết bài viết

      Thực trạng máy móc  thiết bị tại các doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa, hợp tác song phương, hội nhập kinh tế mở cửa hiện nay đã có rất nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, doanh nghiệp hiện nay vẫn đang tồn đọng rất nhiều những vấn đề khó khăn về tài sản, trang thiết bị máy móc.

Máy móc đã cũ, chắp vá

      Tình trạng máy móc thiết bị đã cũ nát, chắp vá ở Việt Nam đang khá phổ biến đặc biệt các ngành sản xuất. Điều đó ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị, chất lượng sản phẩm, thị hiếu khách hàng trong thời buổi thị trường như hiện nay.

      Tại các xí nghiệp nhà máy doanh nghiệp, có tới 70% thiết bị máy móc được sử dụng từ thế hệ những năm 60 – 70 và hầu hết các thiết bị đó đã khấu hao hết hoặc máy móc cũ được nâng cấp.

      Tình trạng máy móc thiết bị có tuổi thọ trung bình trên 20 năm ở nước ta chiếm khoảng 40% và dưới 5 năm chỉ chiếm có 27%.

      Việc sử dụng máy móc quá cũ nát, chắp vá khiến cho các doanh nghiệp tiêu hao rất nhiều điện năng và nhiên liệu đốt cháy động cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

      Do vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch đổi mới thiết bị và sau đó áp dụng các biện pháp quản lý bảo trì nâng cấp tài sản một cách khoa học để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh

Máy móc, trang thiết bị từ nhận chuyển giao công nghệ 

      Xu hướng tiếp nhận đầu tư thông qua chuyển giao công nghệ nước ngoài đang khá phổ biến tại Việt Nam.

      Công nghệ nước ngoài có ưu điểm về công suất lớn, động điện hiện đại và chất lượng cao. Việc tận dụng máy móc thiết bị chuyển giao từ nước ngoài mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về chi phí, vốn đầu tư, hiệu quả sản xuất, đặc biệt mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế.

      Tuy nhiên, trên thực tế bộ phận đánh giá kiểm định tài sản ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và sai sót. Vì thế, doanh nghiệp có thể đánh giá không chính xác nguyên giá tài sản, thiết bị dẫn đến tình trạng nhận thiết bị chuyển giao đã khấu hao hết, hoạt động ngắt quãng hoặc hư hỏng sau một thời gian đưa vào sử dụng. 

      Đây là vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi phí, vốn đầu tư, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn phải đối mặt với câu chuyện “ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải rắn công nghiệp”.

Đầu tư thiếu đồng bộ

      Do hạn chế về mặt tài chính, nhiều doanh nghiệp không thể đầu tư đồng bộ hàng loạt máy móc, thiết bị cùng một lúc nên dẫn đến tình trạng thay thế phụ tùng chắp vá.

      Điều đó sẽ làm máy móc tiêu hao lượng lớn nhiên vật liệu so với mức bình thường, nhiều định mức đã cũ, lỗi thời không phù hợp vẫn chưa được sửa đổi.

      Việc sử dụng các máy móc đã cũ do đầu tư không đồng bộ là nguyên nhân chính làm cho thời gian chết máy cao dẫn đến giá thành sản phẩm quá cao, chất lượng sản phẩm thấp, không đủ tiềm lực cạnh tranh trên thị trường dẫn đến phá sản.

      Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đồng bộ hóa tài sản trong công ty vì khả năng tài chính có hạn, do đó doanh nghiệp nên có biện pháp thay mới thiết bị dần dần và lên kế hoạch cụ thể cho việc bảo trì nâng cấp các thiết bị mới lắp đặt đó. 

Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật còn hạn chế

      Máy móc là công cụ, phương tiện sản xuất. Tuy nhiên máy móc không thể thay thế hoàn toàn sức lao động của con người. Đặc biệt ở nước ta, trình độ kỹ thuật chưa cao nên hoạt động của trang thiết bị phần lớn vẫn phụ thuộc của con người.

      Tình trạng đáng buồn là đội ngũ chuyên viên về kỹ thuật ở nước ta chưa phát triển mặc dù đã và đang được chú trọng. Việc hạn chế về đội ngũ kỹ thuật là trở ngại lớn của các doanh nghiệp khi tài sản, thiết bị gặp sự cố đột xuất, các trường hợp tùy biến trong xí nghiệp cần giải quyết kịp thời gặp nhiều khó khăn.

      Để giải quyết vấn đề này nhà nước và các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác đào tạo để chất lượng đội ngũ kỹ thuật được cải thiện. Đặc biệt, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa công tác quản lý tài sản để lường trước các rủi ro về tài sản có thể gặp.

Khó khăn trong việc lưu trữ thông tin

      Các thông tin, dữ liệu trong thiết bị thường xuyên bị thất lạc khi thiết bị đã hoạt động quá lâu. Việc sử dụng các thiết bị đã cũ thường xảy ra nhiều vấn đề, trong đó có việc mất dữ liệu, thông tin doanh nghiệp đã lưu trữ. 

      Thất lạc các tài liệu quan trọng đối với doanh nghiệp là một thiệt hại rất lớn trong kinh doanh, có thể mất đi những cơ hội hợp tác trong tương lai với các đối tác

Máy móc thiết bị gặp sự cố bất thường

      Như đã đề cập 70% máy móc đang dùng là dòng thiết bị cũ đã dùng từ 5 đến 30 năm. Do vậy, việc gặp sự cố trong quá trình sản xuất là khá thường xuyên, điều đó sẽ làm gián đoạn trực tiếp quy trình sản xuất của doanh nghiệp. 

Gặp khó khăn trong việc phụ tùng thay thế 

      Xuất phát từ thực trạng các doanh nghiệp hiện nay đầu tư thiếu đồng bộ, sử dụng thiết bị đã cũ, chắp vá dẫn đến việc khó khăn khi tìm các sản phẩm phụ tùng thay thế.

      Máy móc thiết bị được cấu tạo bởi các bộ phận đi cùng với nhau theo nguyên lý, nên việc tìm phụ tùng thay thế hết sức khó khăn, đặc biệt các dòng máy đã quá lạc hậu thì nhân viên kỹ thuật sẽ rất khó tìm được phụ tùng thay thế cho bộ phận đã hỏng hóc.

Go Top